PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS ĐỒNG QUANG
Video hướng dẫn Đăng nhập

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

             Trường THCS Đồng Quang là một ngôi trường ở phía Nam huyện Gia Lộc, cách trung tâm huyện khoảng 10 km.

            Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là trường cấp II Đồng Quang.Tháng 8 năm 1968 trường được sáp nhập với trường phổ thông cấp I Đồng Quang thành trường PTCS Đồng Quang và đến tháng 9 năm 1991 lại được tách ra thành trường THCS Đồng Quang. Hàng năm trường có khoảng trên 300 em học sinh được chia thành 9 lớp.

          Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, đã có bao thế hệ thầy cô giáo - những "Kỹ sư tâm hồn "- với lòng say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, bằng tâm huyết của mình đã tích cực đóng góp trí tuệ, công sức để xây dựng nhà trường thành đơn vị có nhiều thành tích và truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp    “ trồng người”. Từ mái trường này, đã có biết bao học sinh đã tốt nghiệp ra trường đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên ở các bậc học cao hơn, họ đã trưởng thành và có mặt trên khắp mọi miền đất nước, tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đem sức lực, tài năng cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có những học sinh đã anh dũng chiến đấu hy sinh, đóng góp máu xương của mình, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, của quê hương Đồng Quang. Cùng với những bước phát triển mới của địa phương, ngành Giáo dục Đồng Quang nói chung, trường THCS Đồng Quang nói riêng những năm gần đây đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành Giáo dục của huyện, của tỉnh.

          Từ năm học 2006 - 2007, nhà trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến. Trường là niềm tự hào của Đảng bộ, nhân dân trong toàn xã và là địa chỉ đáng tin cậy của phong trào giáo dục huyện Gia Lộc.

           Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 là nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động, phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.

          I. Tình hình nhà trường:

          1. Môi trường bên trong.

          1.1 Điểm mạnh:

          * Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ( CBGV, NV).

          Hiện nay, nhà trường có 23 CBGV, NV, trong đó CBQL: 2, giáo viên: 17, nhân viên: 4.

          CBQL nhà trường nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín trước học sinh, đồng nghiệp, cán bộ và nhân dân địa phương.

          Đội ngũ giáo viên của nhà trường nhìn chung: trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng. 100% CBGV, NV có trình độ đạt chuẩn, 69,6 % có trình độ trên chuẩn. Hàng năm, trên 80% CBGV, NV nhà trường đạt danh hiệu thi đua từ LĐTT trở lên, trong đó 15% đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.

          * Chất lượng học sinh:

          - Chất lượng đại trà:

Năm học

Hạnh kiểm

Học lực

Tốt(%)

Khá(%)

TB(%)

Yếu(%)

Giỏi(%)

Khá(%)

TB(%)

Yếu(%)

13-14

63,1

27,1

9,5

0,3

17,4

37,1

44,0

0,3

14- 15

68,3

22,9

6,9

0,0

20,4

36,7

42,6

0,3

15- 16

69,4

21,9

8,7

0,0

17,7

41,6

40,4

0,3

 

          - Thi vào THPT: 5 năm liên tục xếp từ thứ 09 đến thứ 14 trong số các trường THCS của huyện.

          - Chất lượng HSG: 3 năm liên tục xếp từ thứ 09 đến thứ 13 trong số các trường THCS của huyện.

          * Về cơ sở vật chất:

          Hiện nay, diện tích khuôn viên trường là 5936 m2, có hệ thống tường bao cách biệt với khu dân cư, có cổng trư­ờng, biển trường, sân chơi, bãi tập, cảnh quan xanh- sạch- đẹp, bước đầu đáp ứng các yêu cầu học tập, các hoạt động vui chơi, giải trí của học sinh .

          Trường có 7 phòng học kiên cố cao tầng, 2 phòng học bộ môn cải tạo và có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học theo tinh thần đổi mới nội dung phương pháp dạy học (máy chiếu đa năng, máy tính xách tay, máy vi tính cho giáo viên và học sinh).

          Thư viện nhà trường đạt chuẩn năm 2007, và đang xây dựng để đạt thư viện Tiên tiến với gần 4 nghìn cuốn sách đảm bảo yêu cầu học tập và nghiên cứu của thầy - trò nhà trường.

                  1.2. Hạn chế:

          * Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

          - Điều kiện về nguồn lực, CSVC chưa đảm bảo cho mọi hoạt động nhất là hoạt động chuyên môn.

          - Đánh giá giáo viên nhiều khi còn mang tính động viên khuyến khích, chưa thật kiên quyết trong công tác phê bình.

          - Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên việc kiểm tra chuyên môn đối với bộ môn này còn gặp khó khăn.

          * Đội ngũ CBGV, NV:

          - Hàng năm do có sự thay đổi thường xuyên ( GV chuyển trường ) nên một số ít đ/c còn chưa quen với các nền nếp chuyên môn của trường, của tổ.

          - Một số ít giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên chất lượng giảng, dạy giáo dục còn hạn chế.

          * Chất lượng học sinh:

          - HSG cấp tỉnh chưa có nhiều giải cao.

          - Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường nên một bộ phận học sinh mải chơi, lười học phần nào ảnh hưởng đến kết quả học lực và hạnh kiểm.

          * Cơ sở vật chất:

          CSVC nhà trường còn rất khó khăn thiếu thốn nên đã ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

          2. Môi trường bên ngoài.

          2.1. Cơ hội.

          - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành GD, lãnh đạo địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể địa phương, với Hội cha mẹ học sinh.

          - Đồng Quang là địa phương có truyền thống hiếu học, công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương đã và đang phát triển mạnh và có những tác động tích cực đến phong trào giáo dục.

          2.2. Thách thức.

          - Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng  yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.

        - CSVC phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí, TDTT tại nhà trường còn hạn chế.

          - Một số ít đ/c GV còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý giáo dục học sinh.

          - Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đã và đang xuống cấp, một số em học sinh còn thiếu tự chủ sa vào con đường ham chơi, lười học.

          - Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa, để con ở nhà cho ông bà nên cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của các em.

          - Một số ít phụ huynh chưa phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em mình, hầu như giao phó cho nhà trường.

          3. Các vấn đề chiến lược.

          - Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Trước mắt tập trung bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém, phấn đấu giữ vững vị trí ở tốp đầu của huyện về chất lượng.

          - Nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, NV cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.

          - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác.

          - Tiếp tục đổi mới quản lý trong đó coi trọng vấn đề chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

          - Xây dựng văn hoá nhà trường, đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào thi đua do các cấp phát động.

          II. Định hướng chiến lược.

          1. Sứ mạng.

          - Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

          2. Giá trị cơ bản

          - Tinh thần đoàn kết.

          - Khát vọng vươn lên.

          - Tinh thần trách nhiệm.

          - Tính sáng tạo.

          - Tính trung thực.

          - Lòng tự trọng.

          - Tình nhân ái.

          - Sự hợp tác.

          3. Tầm nhìn.

          Là một trong những trường có chất lượng tương đối tốt của huyện Gia Lộc và của tỉnh Hải Dương, là địa chỉ tin cậy cho học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng nâng cao chất lượng, danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, tiến tới tiên tiến xuất sắc khi được đáp ứng đầy đủ về CSVC.

          III. Mục tiêu chiến lược.

          1. Mục tiêu tổng quát.

          Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

          Phấn đấu đến năm 2018, trường THCS Đồng Quangđược xếp hạng trong tốp 150 trường THCS chất lượng cao của tỉnh Hải Dương ( Không kể các trường chuyên)

          2. Mục tiêu cụ thể.

          - Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm học 2018 -2019, trường THCS Đồng Quang đề nghị công nhận chuẩn quốc gia giai đoạn 1( 2015-2020) và giữ vững trường có chất lượng đứng ở tốp đầu của huyện Gia Lộc.

          - Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2019, trường THCS Đồng Quang hoàn thành hồ sơ và đánh giá ngoài về công tác kiểm định.

          - Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2020, Trường THCS Đồng Quang phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

          + Chất lượng giáo dục tiếp tục được khẳng định.

          + Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

          + Đạt thương hiệu trường chất lượng tốt của tỉnh Hải Dương, ở trong tốp 150 trường THCS chất lượng cao của tỉnh( Không kể trường chuyên).

          + Đạt Trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2018.

          3. Chỉ tiêu.

          3.1.Đội ngũ CBGV, NV.

          - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi đạt 90 % trở lên.

          - 100% CBGV, NV sử dụng thành thạo máy tính và sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và trong quản lý. 100% GV thiết kế và sử dụng có hiệu quả giáo án điện tử.

          - 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ xuất sắc và khá. Trong đó xuất sắc đạt 80% trở lên.

          - Hiệu trưởng nhà trường đạt Chuẩn hiệu trưởng ở mức xuất sắc.

          - Đến năm 2020 có 100% CBGV, NV có trình độ trên chuẩn.

          3.2. Học sinh.

          - Quy mô: Từ 9 đến 10 lớp với khoảng 310 đến 330 học sinh.

          - Chất lượng học tập:

          + Giỏi: 12%-> 15%.

          + Khá: 43%-> 45%

          + Yếu: Không quá 2%.

          + Không có HS kém .

          + Tốt nghiệp THCS đạt 98% -> 100%.

          + Thi đỗ vào THPT hệ công lập đạt từ 50 %/số HS tốt nghiệp trở lên.

          + Thi HSG: Cấp huyện có trên 70 % số học sinh tham gia dự thi đạt giải. Cấp tỉnh có trên 50 % số học sinh tham gia dự thi đạt giải.

          - Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống.

          + Hạnh kiểm khá, tốt đạt 95% trở lên, trong đó loại tốt đạt 70% trở lên. Không có học sinh xếp hạnh kiểm loại yếu.

          + Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tự nguyện.

          3.3. Cơ sở vật chất.

          - Xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia.

          -  Xây dựng bổ sung các phòng  bộ môn đạt chuẩn và các phòng chức năng còn thiếu, thay một số bàn ghế phòng học và phòng bộ môn theo quy định chuẩn của Bộ vào năm học 2018-2019.

          - Năm học 2018-2019 đảm bảo đúng yêu cầu của Bộ Y tế về ánh sáng và quạt mát.

          - Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí Xanh- Sạch - Đẹp – An toàn vào năm 2019-2020.

          4. Phương châm hành động.

          Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường.

          IV. Các giải pháp chiến lược.

          1. Giải pháp chung.

          - Tuyên truyền trong CBGV, NV, học sinh , Hội CMHS, cán bộ và nhân dân xã Đồng Quang về nội dung Kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của toàn thể CBGV, NV trong trường.

          - Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cùng nhau cộng đồng trách nhiệm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

          - Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu trên.

          - Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục.

          2. Giải pháp cụ thể.

          2.1 Thể chế và chính sách.

          - Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài.

          - Hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy định về mọi hoạt động trong nhà trường mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

          2.2. Tổ chức bộ máy.

          - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công đội ngũ một cách hợp lý nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của từng CBGV, NV trong nhà trường.

          - Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các bộ phận các tổ chuyên môn trong trường.

          2.3. Bồi dưỡng đội ngũ.

          - Xây dựng đội ngũ CBGV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, luôn hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

          - Có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn.

          - Đánh giá chất lượng đội ngũ thường xuyên, chính xác trên cơ sở đó có động viên khen thưởng kịp thời những CBGV, NV có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển nhà trường.

          - Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt trong nhà trường.

          - Đẩy mạnh các phong trào thi đua và tạo môi trường làm việc tốt nhất để mỗi CBGV, NV đều phấn khởi, tự tin, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

          2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục.

          - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

          - Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh; đổi mới các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, giáo dục tập thể nhằm góp phần giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

          - Thực hiện tốt phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

          - Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

          2.5. Cơ sở vật chất.

          - Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả phong trào xã hội hoá giáo dục nhằm huy động được nhiều nguồn lực để nâng cấp tu sửa cơ sở vật chất hiện có, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại, tài liệu, sách tham khảo để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, quạt mát theo qui định của Bộ Y tế.

          - Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng nhà tập đa năng cho học sinh.

          2.6. Kế hoạch- tài chính.

          - Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường, tổ chuyên môn, các bộ phận.

          - Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.

          - Tham mưu với Hội CMHS, làm tốt công tác tuyên truyền vận động để tăng cường sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm.

          2.7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu.

          - Khai thác có hiệu quả trang website của trường, cung cấp các thông tin về các hoạt động giáo dục của trường trên các phương tiện truyền thông.

          - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội với nhà trường với đội ngũ CBGV, NV.

          - Phát huy truyền thống nhà trường, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc góp phần xây dựng, củng cố thương hiệu nhà trường.

          V. Đề xuất tổ chức thực hiện.

          1. Phổ biến Kế hoạch chiến lược.

          Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBGV, NV, học sinh nhà trường, cơ quan chủ quản, Hội CMHS, cán bộ nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc quan tâm đến nhà trường.

          2. Tổ chức: Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược. Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường.

          3. Lộ trình thực hiện Kế hoạch.

          - Giai đoạn 1: Từ năm 2016 đến 2018: Phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng giáo dục; bàn giao thêm đất cho nhà trường, tu sửa, nâng cấp, xây dựng bổ sung CSVC hiện có.

          - Giai đoạn 2: Từ năm 2018 đến năm 2019: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, tham mưu, kêu gọi đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020.

          - Giai đoạn 3: từ năm 2019 đến năm 2020: Đạt thương hiệu trường chất lượng tốt của tỉnh Hải Dương, nằm trong tốp 100 trường THCS có chất lượng tốt của tỉnh (Không kể trường chuyên).

          4. Vai trò của các bên tham gia:

          - Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CBGV, NV nhà trường; thành lập ban kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học, từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

          + Xây dựng kế hoạch và phê duyệt lộ trình thực hiện kế hoạch chung của toàn trường.

          + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến nhà trường, liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch chiến lược.

          + Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn phát triển của nhà trường từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời quyết định những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện.

          - Phó Hiệu trưởng: Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm những phần việc cụ thể theo sự phân công của Hiệu trưởng; kiểm tra, đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu của kế hoạch.

- Tổ trưởng chuyên môn:

          + Xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ theo từng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ.

          + Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên và của cả tổ; tìm hiểu nguyên nhân của kết quả và hạn chế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm học hoặc giai đoạn tiếp theo, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ.

          + Xây dựng các dự án phát triển của tổ góp phần thực hiện các dự án phát triển của nhà trường.

          - Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

          Căn cứ Kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân theo từng năm, từng tháng, từng tuần. Báo cáo kết quả thực hiện với tổ chuyên môn, nhà trường, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.

          - Học sinh của nhà trường.

          Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục để đáp ứng tốt các yêu cầu xã hội sau khi tốt nghiệp THCS.

          - Hội cha mẹ học sinh.

          + Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

          + Hổ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

          - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

          + Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

          + Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

          5. Kiến nghị với các cơ quan hữu trách.

          - Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc:

          + Phê duyệt và tạo điều kiện tốt cho nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch.

          + Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, giúp nhà trường về công tác tham mưu với UBND huyện để được ưu tiên về mặt tài chính, nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

          - Đối với chính quyền địa phương và UBND huyện Gia Lộc.

Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng CSVC nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT;

- ĐU, UBND xã Đồng Quang;

- Niêm yết, trang Web của trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Đoàn Văn Tâm


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hiện nay an toàn giao thông đang là một vấn đề nhức nhối thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi hàng năm có hàng ngàn vụ tai nạn giao thông xảy ra gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 38 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
"Trường học hạnh phúc” là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh; là nơi ... Cập nhật lúc : 16 giờ 28 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
"Trường học hạnh phúc” là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh; là nơi ... Cập nhật lúc : 16 giờ 18 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 5/9, hoà trong không khí vui tươi, náo nức của học sinh cả nước nói chung, học sinh Tỉnh Hải Dương nói riêng. Thầy trò trường THCS Đồng Quang phấn khởi bước vào năm học mới. Năm h ... Cập nhật lúc : 15 giờ 58 phút - Ngày 15 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Hiếu nghĩa với bậc sinh thành từ lâu đã trở thành truyền thống đạo lý làm người được ngợi ca, nhất là ở phương Đông. Người Việt Nam cũng luôn xem tình cảm gia đình là thiêng liêng, cao quý n ... Cập nhật lúc : 15 giờ 19 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô - những người đã khai mở con đường tương lai cho lớp lớp học trò, là những người ươm mầm xanh cho đất nước Việt Na ... Cập nhật lúc : 9 giờ 15 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2022
Xem chi tiết
Thực hiện Công văn số 269/UBND-VP ngày 03/02/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc cho phép HS nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra ( ... Cập nhật lúc : 13 giờ 22 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona là bệnh truyền nhiễm cấp tính, người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp như: sốt, ho, khó thở. Bệnh lây truyền qua đường hô ... Cập nhật lúc : 13 giờ 17 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2020
Xem chi tiết
Trường THCS Đồng Quang là một ngôi trường ở phía Nam huyện Gia Lộc, cách trung tâm huyện khoảng 10 km. Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là trường cấp II Đồng Quang.Tháng ... Cập nhật lúc : 10 giờ 27 phút - Ngày 13 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Căn cứ Quyết định số: 2573 QĐ-UBND ngày 26/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020; Thực hiện Công văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo ... Cập nhật lúc : 14 giờ 38 phút - Ngày 10 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
1234567